Ý nghĩa của việc làm cha mẹ tích cực

LÀM CHA MẸ TÍCH CỰC

Làm cha mẹ tích cực là gì?

Là việc xây dựng một mối quan hệ cân bằng với trẻ để trẻ có được sự tự tin, tính tự chủ, tinh thần trách nhiệm và sự tò mò. Đứa trẻ sẽ học cách nói về những cảm xúc của mình, thể hiện sự tôn trọng trong giao tiếp và nhận biết được những gì người khác đang cảm thấy Cách tiếp cận này còn được gọi là giáo dục bằng lòng khoan dung. Đây không phải là chủ nghĩa độc đoán cũng không phải là chủ nghĩa khoan hòa. Đây là một phương pháp giáo dục dựa trên sự hiểu biết và tôn trọng đối với con của mình.

Các bước để quản lý khủng hoảng:

KẾT NỐI VỚI TRẺ

Khi sinh ra, đứa trẻ có bán cầu não trái và phải. Bán cầu não phải là cảm xúc, bán cầu não trái là lý trí, và bán cầu não trái chưa thể trưởng thành ngay khi vừa mới sinh ra. Đó là lý do tại sao trẻ em chỉ hành động theo cảm xúc của mình và có thể bước vào “cơn bão cảm xúc”. Chúng tôi sẽ dạy trẻ cách rèn luyện tư duy bằng hai bán cầu não để chúng có thể quản lý cảm xúc của mình.

ĐỒNG CẢM

Đằng sau cơn tức giận là một nhu cầu chưa được đáp ứng. Hãy tìm hiểu nhu cầu ẩn sau thái độ này. Trẻ nhỏ không biết cách quản lý cảm xúc của mình và nó không biết cách diễn đạt nhu cầu của mình bằng những từ ngữ đơn giản. Đừng coi thái độ của trẻ là một tính khí thất thường mà hãy lắng nghe và thấu hiểu để trẻ hành động một cách bình tĩnh và khoan dung mà không được dùng đến vũ lực. Thể hiện sự đồng cảm để thu hút sự chú ý của trẻ, sau đó truyền tải với chúng một thông điệp.

LỜI KHUYÊN

Đặt ra hoặc nhắc lại các quy tắc:

  • Giải thích cho trẻ về những giới hạn.
  • Trẻ cần có một khuôn khổ, điều này khiến trẻ cảm thấy yên tâm.

Lời khuyên khác:

Bộ não của trẻ em vẫn có thể bị hiểu sai những câu có ý nghĩa phủ định (ví dụ: Khi chúng ta nói với trẻ rằng không được chạy thì sự chú ý của trẻ sẽ dồn vào từ chạy, điều này có thể khiến trẻ hiểu là chúng ta đang khuyến khích chúng chạy). Do đó, tốt hơn là nên nói với trẻ về những gì chúng có thể làm (ví dụ: thay vì nói: « Đừng nhảy lên ghế sofa », hãy nói với trẻ rằng : « Trên ghế sofa, chúng ta phải ngồi »).

Để trao quyền cho trẻ và giảm bớt sự chống đối của trẻ, bạn có thể đặt câu hỏi thay vì ra lệnh cho chúng. Khi con của bạn biết suy nghĩ, chúng sẽ cảm thấy mình lớn và có trách nhiệm. Trẻ sẽ hợp tác hơn.

 

SỬA LỖI

Chúng ta thường khuyến khích trẻ thực hiện một hành động sửa lỗi. Đối với trẻ nhỏ, chúng ta có thể đưa ra các giải pháp cho chúng. Chúng ta chỉ ra lỗi sai và để trẻ chịu trách nhiệm với hành động của mình. Có nghĩa là để trẻ có phản xạ sửa lỗi. Khác với những hình phạt, việc sửa lỗi cho trẻ thấy những hành vi đó là có thể chấp nhận được (ví dụ: Nếu trẻ làm đổ cốc sữa, bạn có thể nói “Ôi, có sữa ở trên sàn kìa. Chúng ta phải làm gì bây giờ?”, sau đó bạn có thể yêu cầu trẻ dọn dẹp cùng mình). Lời khuyên: Hãy tập trung năng lượng của bạn vào việc củng cố những hành vi tốt của trẻ thay vì đối phó những hành vi gây rối để có hiệu quả tốt hơn. Bạn nên khen ngợi trẻ bằng cách mô tả những việc mà chúng làm tốt.

QUYỀN ĐƯỢC MẮC LỖI

Nhưng hãy lưu ý, làm cha mẹ tích cực không phải là một phương pháp thần kỳ! Với cách tiếp cận này, các cuộc khủng hoảng và xung đột có thể giảm bớt, nhưng vẫn còn tồn tại. Đôi khi cáu kỉnh, mệt mỏi với việc phải lặp lại quá nhiều lần hoặc phản ứng mạnh mẽ với hành vi của trẻ là điều bình thường. Ngay cả khi bạn không phải lúc nào cũng 100% thành công trong việc làm cha mẹ tích cực, thì điều đó cũng không khiến bạn trở thành một bậc cha mẹ tồi.

HÃY TRỞ THÀNH MỘT HÌNH MẪU TỐT

Điều quan trọng là phải tin tưởng vào bản thân và nỗ lực hết mình. Nếu có lúc bạn vô tình quát mắng con, bạn có thể nói với chúng rằng bạn không nên làm như vậy và hãy xin lỗi chúng. Bạn nói cho trẻ nhận ra những lỗi sai của mình và bạn trở thành một hình mẫu tốt.

LƯU Ý!

  • Làm cha mẹ tích cực là cha mẹ cần đặt mình vào vị trí của đứa trẻ để hiểu hơn về chúng.
  • Cách tiếp cận này khiến cha mẹ phải giáo dục trẻ bằng cách hướng dẫn thay vì kiểm soát chúng.
  • Phương pháp dạy con tích cực khuyến khích con tự sửa lỗi và hợp tác thay vì sử dụng các hình phạt.

Nguồn: Sinh ra và lớn lên, tạp chí, tháng 3 năm 2018
Nghiên cứu và viết
: Nathalie Vallerand
Đánh giá khoa học: Annie Goulet, nhà tâm lý học